Chuyện của sys

DevOps Blog

Sysadmin nghĩ về mọi người như thế nào? July 12, 2017

Google mãi cũng ra được tấm hình http://imgur.com/vRTRP

Khi bạn làm việc trong 1 môi trường production trong vai trò của 1 system admin, bạn sẽ được tiếp xúc mà làm việc với những người như là developer, tester/QC, project manager, designer … hay chính những đồng nghiệp sysadmin như mình. Vậy trong mắt bạn, họ là những ai? Hay mọi người nghĩ gì về bạn ? Bài viết sẽ chia sẻ những suy nghĩ của bản thân mình về họ :D. Đây là ý kiến chủ quan của cá nhân của tác giả, và chỉ phù hợp với mục tiêu chém gió.
Developer
Công việc của bạn khi làm trong 1 công ty production hay outsource chủ yếu là xây dựng hệ thống và môi trường cho developer làm việc và thường gặp gỡ nhau ở môi trường sandbox. Mọi thứ đều sẽ do bạn cài đặt lên theo yêu cầu của dev hoặc dựa theo framework có sẵn của từng công ty. Dev không được tự ý thay đổi, hay tự cài đặt cho riêng mình và chỉ dùng được user có giới hạn quyền, nên trong mắt của bạn, dev chỉ là những “gã khờ”, với cái răng gãy (như hình trên), họ không thể thay đổi gì trên hệ thống ngoài code của chính họ, họ cũng không thể truy cập vào server nếu như bạn không mở firewall hay cấp quyền, mật khẩu…Đơn giản là họ cũng không thể nào shutdown hệ thống sandbox khi buồn hay đái vào server để đi ngủ khi debug giữa đêm khuya được.
Tuy nhiên, đối với bạn thì developer là người nắm rõ hệ thống, luôn được đánh giá cao bởi khả năng cày cuốc, cũng như chịu được áp lực công việc được đặt ra từ PM, họ luôn giải quyết vấn đề 1 cách chính xác và nhanh chóng, ít nhất thì cũng đúng deadline.
QC
Nhiều công ty thì QC có thể là QC, QA và đảm nhiệm luôn vai trò tester, nên mình gọi chung như vậy. Trong mắt bạn thì họ là những người có ưu điểm là chuyên bới lông tìm vết, bởi vì bug nào cũng tìm ra, issue nào cũng đánh thắng. Tới ngày release chỉ mong được cái confirm hay gật đầu của tester để được xách đích về nhà, có khi còn vui mừng hơn cả team dev.
QC thường yêu cầu bạn cài những phần mềm “xa lạ” để thực hiện quản lý bug, automation, quản lý testcase… và thường báo bug lúc 1-2h sáng và có thể thức cùng sysadmin, dev đến 5h để fix bug hay review sau khi có changes.
Designer
Trong mắt bạn thì designer là những thành phần “chả biết gì” về hệ thống, và hiếm khi đụng chạm gì tới nhau. Nhìn designer lúc nào cũng sạch sẽ, sành điệu, xài toàn hàng hiệu cũng như có gu thẫm mỹ rất khác biệt. Họ chỉ gặp bạn khi không truy cập vào được hệ thống, không commit lên SVN/Git được hay đơn giản là cái hình của họ hiển thị màu không đúng.
Còn gì tuyệt hơn khi được làm việc cùng với những bạn (nhất là nữ) xinh đẹp, dễ thương và có nhiều tài lẻ, nói chung với system admin, designer dùng để ngắm nhiều hơn là làm việc cùng 🙂
Project Manager
Đây là những tên tội phạm truy nã đích thực ( như hình vẽ), luôn có những áp lực được tạo ra bởi PM cho chúng ta. Khi hệ thống chạy tốt, họ chẳng thèm quan tâm đã làm gì, ở đâu, nhưng khi có incident hoặc wifi không vào được, họ sẽ là người tìm và xử lý chúng ta. 🙂 Khi họ trao cho chúng ta nhiều quyền lực hơn thì lại càng áp lực hơn nữa, hệ thống vận hành không tốt, người đầu tiên bị bêu đầu là bạn, còn khi hệ thống tốt thì bạn chắc chắn không phải là người đầu tiên ( có khi quên mất bạn là ai 🙂 j/k)
Làm việc với PM như chơi với cọp 🙂 Thế là đủ
System Admin
Đây là những tên đồng đội của chúng ta hàng ngày, muốn đi nhanh thì đi 1 mình, nhưng đi xa thì phải có đồng đôi. Điều đó luôn đúng và càng đúng khi chúng ta là những người system admin. Họ là những người làm thay việc chúng ta khi ta bận đi chơi với bạn gái, đi đá banh, hay sẵn sàng nhấc điện thoại lên lúc 2h sáng hoặc đang lên cơn sung trong nhà nghỉ. Đôi khi chúng ta hay cho rằng mình là Neo, nhưng thực sự thì không biết đúng hay không nữa 😀
Làm việc với nhau tốt là cách để tồn tại và phát triển trong môi trường hiện tại, nhưng sự cạnh tranh luôn xảy ra, nếu bạn không may phải làm việc 1 mình, thì chúc mừng bạn, vì chỉ có bản thân mình là đối thủ.
Bạn cứ thoải mái nghĩ về người khác, mặc kệ người khác nghĩ gì về chúng ta.
 
 

No Comments on Sysadmin nghĩ về mọi người như thế nào?
Categories: Linh tinh

Linux là cái gì? July 9, 2017

Việc cần làm đầu tiên của 1 Linux system admin đọc được tiếng Anh và hiểu được Linux là gì?

Từ điện thoại, xe hơi, siêu máy tính cho đến đồ gia dụng, tất cả đều có mặt của hệ điều hành Linux.

Linux. It’s been around since the mid ‘90s, and has since reached a user-base that spans industries and continents. For those in the know, you understand that Linux is actually everywhere. It’s in your phones, in your cars, in your refrigerators, your Roku devices. It runs most of the Internet, the supercomputers making scientific breakthroughs, and the world\’s stock exchanges. But before Linux became the platform to run desktops, servers, and embedded systems across the globe, it was (and still is) one of the most reliable, secure, and worry-free operating systems available.

Vậy nó có giống như Windows XP, Windows 7, Windows 10, MacOS X hay không? Nó bao gồm những thành phần nào? Tại sao lại sử dụng nó?

Just like Windows XP, Windows 7, Windows 8, and Mac OS X, Linux is an operating system. An operating system is software that manages all of the hardware resources associated with your desktop or laptop. To put it simply – the operating system manages the communication between your software and your hardware.
This is the one question that most people ask. Why bother learning a completely different computing environment, when the operating system that ships with most desktops, laptops, and servers works just fine? To answer that question, I would pose another question. Does that operating system you’re currently using really work “just fine”? Or are you constantly battling viruses, malware, slow downs, crashes, costly repairs, and licensing fees?

Ubuntu, Fedora, Arch … khác nhau như thế nào? tại sao lại lắm chuyện khi đưa ra 1 đống “distro”như thế?

Linux has a number of different versions to suit nearly any type of user. From new users to hard-core users, you’ll find a “flavor” of Linux to match your needs. These versions are called distributions (or, in the short form, “distros.”) Nearly every distribution of Linux can be downloaded for free, burned onto disk (or USB thumb drive), and installed (on as many machines as you like).

Nên dùng RedHat hay Ubuntu cho server của bạn? Cái nào là miễn phí hoàn toàn, cái nào phải trả tiền để mua gói dịch vụ hỗ trợ?

Which distribution you use will depend upon the answer to three simple questions:

  • How skilled of a computer user are you?
  • Do you prefer a modern or a standard desktop interface?
  • Server or desktop?

Đọc tới đây là bắt đầu rối tinh rối mù rồi, nhưng vẫn phải quyết định “thử” 1 cái nào đó phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu như là 1 system admin hoặc muốn trở thành 1 thứ gì đó tương tự, thì hãy bắt đầu ngay và luôn. Hãy cài đặt nó 🙂

For most, the idea of installing an operating system might seem like a very daunting task. Believe it or not, Linux offers one of the easiest installations of all operating systems. In fact, most versions of Linux offer what is called a Live distribution – which means you run the operating system from either a CD/DVD or USB flash drive without making any changes to your hard drive. You get the full functionality without having to commit to the installation. Once you’ve tried it out, and decided you wanted to use it, you simply double-click the “Install” icon and walk through the simple installation wizard.

Tôi chọn Ubuntu 14.04 LTS cho laptop đang sử dụng và Centos, Ubuntu cho hệ thống máy chủ mình đang vận hành.
Tới đây thì chắc bạn cũng đang bận bịu với việc google cách cài đặt 1 hệ điều hành Linux như thế nào? hoặc là đang google dịch để hiểu bài viết trên nói gì, nhưng dù sao, thì cũng chào mừng các bạn đến 1 thế giới mới sau khi gõ “Linux là gì?”
 
 
 

No Comments on Linux là cái gì?
Tags:
Categories: Linh tinh

Những lưu ý khi convert P2V Windows server 2003 với VMWare vCenter Converter October 12, 2014

Đi 1 ngày đàng, học 1 sàng khôn quả không sai!

Task: Convert máy vật lý Windows server 2003 32 bit thành máy ảo, mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp, sau khi task antivirus và tường lửa của máy đích, cung cấp IP, administrator user và password, và chờ đợi.
Bắt đầu công việc lúc 8h30, server đích dung lượng khoảng ~300GB, vẫn đang chạy live ứng dụng, tốc độ thực hiện có vẻ không được nhanh như mong muốn, tới gần 12h mới được 50% tiến trình.
Khoảng 3h30, thanh process chỉ tới 98% , sắp vui mừng để hoàn thành công việc thì đột nhiên, VMWare thông báo lỗi như sau:
unable to create ‘\\.\xxx\$Reconfig$’
Không kịp chụp hình @@
Còn trên con server đích thì log event của nó báo error quá trời….
unable to create \\.\vstor2-mntapi-shared.xxxx
Không biết xử lý sao, đành phải google thôi~~ phí gần 8h convert mà thành quả thế này.
http://kb.vmware.com/selfservice/microsites/search.do?language=en_US&cmd=displayKC&externalId=1030145
Bản chất lỗi: Lỗi xảy ra khi trong boot.ini được thiết lập cho server có thêm tham số \3GB
Cách mở boot.ini

Edit the Boot.ini File

To view and edit the Boot.ini file:

  1. Right-click My Computer, and then click Properties.
    -or-

    Click Start, click Run, type sysdm.cpl, and then click OK.

  2. On the Advanced tab, click Settings under Startup and Recovery.
  3. Under System Startup, click Edit.

và thực hiện bỏ lựa chọn \3GB, restart lại server và thực hiện lại từ đầu.
Task hoàn thành vào 10h41 đêm đó.
=.= viết như cục shit 😀

No Comments on Những lưu ý khi convert P2V Windows server 2003 với VMWare vCenter Converter