Chuyện của sys

DevOps Blog

Tôi đã pass vị trí System Engineer tại Zalo như nào ? Part 2 May 20, 2018

Mọi chuyện đã diễn biến ra sao vỡ mộng thế nào ?

Lúc bấy giờ khi còn là một sinh viên khi đã học cho mình xong CCNA cứ tưởng rằng khi ra đi làm sẽ được ngồi cấu hình những thiết bị Cisco , Juniper … nhưng các bạn sẽ không biết ngày đầu tiên mình đi làm công việc của mình như thế nào đâu ?
Hôm đó mình vẫn nhớ như in năm 2015 hồi tháng 11 cuối đông ở Đà Nẵng , tối hôm đó mình nhận được tin nhắn của anh ” Sáng mai 8h tới nhà anh đi cùng anh có việc nha em ” đúng thật là hôm đó mình ngủ không được cảm giác nửa lo nửa sợ không biết có làm được không ? mãi đến 2 3h sáng mới ngủ được .
Sáng hôm sau tôi tới nhà anh gọi điện cho anh tầm 10p thì anh ra cùng trên người là một balo và một hộp chứa thiết bị và lên đường ( Lúc bấy giờ tôi cũng chưa hiểu việc gì xảy ra ? ).
Tôi và anh cùng nhau đi trên con đường biển chạy về hướng Hội An tầm 20km thì dùng tại 1 nhà máy may công nghiệp khá là lớn . Đến nơi tôi cùng anh làm giấy tờ rồi đi vào trong và task đầu tiên trong nghề này của tôi là phải leo thang kiểm tra tính hiệu cable của một số camera trong nhà máy .
Sau những lần đó là tôi và anh có khi một mình tôi đi làm về việc những kiểu triển khai camera,hệ thống báo cháy,thi công mạng cho toà nhà…Rồi từ đó kĩ năng của tôi được nâng cao lên rất là nhiều ví dụ như ( Nối điện, bấm cáp,leo thang , đục tường , khoan nền , thi công cáp , trám xi măng … ) Vì trước đó tôi không hề biết làm những công việc trên bởi thửa nhỏ được mẹ rất là cưng chiều .
Nhưng tôi học được gì ? Được thực hành được làm thực tế nối cáp , bấm cáp , được tự tay cấu hình camera các loại , được tự tay thực hành cơ chế NAT khi còn học CCNA trong các router của nhà mạng ( TP-Link ,ZTE,GPON…), được cấu hình cho một thiết bị router có thể connect internet , được vọc các thiết bị báo động , biết được chia IP thực tế sẽ như nào , biết được những thủ thuật thi công mạng ( Dùng rệp để đấu nối cable , dùng chì để nối cable , dùng đèn thông mạch để đo tín hiệu mạng đã thông mạng  ) , cách xử lí tình huống , cách tư duy trong lúc làm việc , cách mà các bạn nói chuyện với khác hàng …
Nhưng đặc biệt nhất trong khi làm việc vẫn là được quen biết những người anh , những người thầy trong nghề mà sau này đã cho tôi những định hướng và giúp đỡ tôi cực kì nhiều để tôi có thể có được những bước chuyển mình đúng đắn trong nghề này .
Đấy những công việc trên tôi đã làm suốt gần nửa năm , một buổi chiều tôi với anh đi làm về rồi anh rủ mình đi đến quán cháo lòng ở đường Hoàng Hoa Thám =)) . Trong lúc ăn cùng nhau thì tôi có nói với anh.
Tôi: ” Anh à , anh có định hướng gì cho em không chứ em thấy làm như này hoài cũng không ổn lắm ? ”
Anh: ” Sắp tới anh cũng có định hướng triển khai một số hệ thống mail cho khách hàng ở Đà Nẵng không biết em có tìm hiểu gì nó chưa ? Anh có một người bạn mà chỉ triển khai hệ thống mail zimbra thôi mà nuôi cả công ty ở Hà Nội đấy .
Tôi: “Dạ vậy anh cứ giao cho em đi để em tìm hiểu thêm”
Anh:”OK vậy em về cài centos 6 rồi cài mail zimbra lên nhé ”
Tôi:”Dạ vâng OK anh ạ”
….
Và rồi trong lúc cài mail zimbra tôi đã quen những người anh mà sau này có sức ảnh hưởng đến tôi đến tận bây giờ …
Nhưng mình mới thi MARX-LENIN tốt nghiệp về nên hơi mệt cần được ngủ nên hẹn các bạn ở bài viết sau tôi sẽ nói thêm và nhiều hơn về tôi việc đã tiếp xúc với linux như thế nào ?  và chọn nó là con đường đi của mình cho đến tận bây giờ .
Câu nói mình dành tặng cho các bạn ở cuối bài viết này là : “Hãy làm gì đó đi ? Phải làm thì mới biết các bạn muốn gì và thích gì “

2 Comments on Tôi đã pass vị trí System Engineer tại Zalo như nào ? Part 2
Categories: Linh tinh

Tôi đã pass vị trí System Engineer tại Zalo như nào ? Part 1 May 17, 2018

Đây là một trải nghiệm rất tuyệt vời và tôi cảm thấy may mắn rằng nỗ lực của mình đã được đền đáp. Do vậy, tôi quyết định viết thứ gì đó về nó. Tôi sẽ chia sẻ với bạn về cách tôi đã chuẩn bị những gì, trước khi tôi bắt đầu đủ tự tin để nộp CV vào Zalo với vị trí System Engineer.

Mọi chuyện bắt đầu như thế nào?

Tôi hiện tại một sinh viên năm cuối của một trường đại học tư thục về công nghệ thông tin ở Đà Nẵng , ngược dòng xa xôi một chút về những ngày đầu tiên khi bắt đầu vào trường đại học tất cả các kiến thức về chuyên ngành được nhét vào đầu cùng một lúc C, C++, Java, OSI , TCP/IP… Chưa kể những môn đại cương lý hóa lịch sử bla bla … Làm cho tôi cảm thấy rối và không biết đang lạc ở đâu trong thế giới này , các bạn biết rồi đấy khi ngồi trên ghế nhà trường thì chỉ được học những kiến thức cơ bản nhất và cũng sẽ chẳng các thầy cô giáo cầm tay chỉ việc cho các bạn về bất cứ vấn đề gì đâu nên các bạn cứ yên tâm mà tự học nhé .
Được giác ngộ và cảnh tỉnh sớm về việc ở trên vì vậy khi còn là sinh viên năm 2 tôi đã quyết định đi học 1 khóa CCNA tại một trung tâm duy nhất lúc bấy giờ ở Đà Nẵng , trong quá trình đi học có tầm 10 thành viên thì mình là người nhỏ tuổi nhất còn lại toàn những anh chị 8x đời đầu cũng có đời cuối cũng có 9x đời đầu cũng có luôn =))  làm cho mình cảm thấy khá là ngạc nhiên lẽ nào mình học nhầm lớp rồi sao .
Nhưng trong quá trình học thì mình cảm thấy được dạy những kiến thức cơ bản nhất về network (OSI, TCP/IP, Route , NAT …) hiểu rõ hơn về mô hình mạng của một doanh nghiệp nhỏ vừa hoạt động như nào ? và đây cũng là những bước đi đầu tiên trong con đường trở thành một System Engineer .
Sau khi hoàn tất khóa học thì mình nhận được một lời mời về làm việc tại công ty làm về hạ tầng của thầy giáo mình và anh cũng là một người thầy một người anh đã dẫn dắt mình trong những ngày đầu tiên khi bắt vào nghề . Thời gian đó quả là một thời gian cực kì stress đối với mình khi vừa phải đi học vừa phải đi làm và sắp xếp lịch học và đi làm một cách cực kì hợp lí để làm sao học vừa đủ qua môn là được ( ở đây mình không khuyên các bạn là phải học vừa đủ qua môn là được đâu nhé hí hí )
Và rồi mình đã làm việc cùng anh gần 2 năm trong khoảng thời gian đó mình đã làm những công việc nào khó khăn như nào và mình đã học được những gì trong khoảng thời gian 2 năm đó thì ở part sau mình sẽ nói tiếp nhé cảm ơn các bạn đã nghe những dòng tâm sự của mình hí hí
… Còn tiếp

No Comments on Tôi đã pass vị trí System Engineer tại Zalo như nào ? Part 1
Categories: Linh tinh

Hướng dẫn enable tapping cho touchpad Ubuntu 16.04.03 LTS November 4, 2017

Sau khi update OS cho lappi thân yêu của mình từ bản Ubuntu 14.04 lên bản 16.04.03 mới hơn thì mình gặp một số vấn đề, trong đó có việc là cái touchpad của mình không còn tapping được nữa, do bị disable mặc định bởi cái libinput gì đó của hệ thống. Sau 1 thời gian google và tìm cách giải quyết thì mình note lại những cái mình đã thực hiện, sẽ giúp cho các bạn bớt 1 chút thời gian vàng ngọc.

Mình cài phiên bản GNOME Ubuntu 16.04.03 LTS

uname -a
Linux x091s-X250 4.10.0-28-generic #32~16.04.2-Ubuntu SMP Thu Jul 20 10:19:48 UTC 2017 x86_64 x86_64 x86_64 GNU/Linux

Thực hiện cài đặt libinput mới

sudo apt-get install xserver-xorg-input-libinput

Nhưng sẽ gặp lỗi như sau:

The following packages have unmet dependencies:
xserver-xorg-input-libinput : Depends: xorg-input-abi-22
Depends: xserver-xorg-core (>= 2:1.17.99.902)
E: Unable to correct problems, you have held broken packages.

Tương tự như trong link:
https://askubuntu.com/questions/610505/broken-packages-error-while-trying-to-install-xserver-xorg-input-mtrack
Cách giải quyết

sudo apt-get install xserver-xorg-core

để cài gói xorg-core, libinput cũng đã bao gồm ở trong này.

sudo apt-get install xserver-xorg-core
Reading package lists… Done
Building dependency tree
Reading state information… Done
The following package was automatically installed and is no longer required:
libxfont2
Use ‘sudo apt autoremove’ to remove it.
The following additional packages will be installed:
xserver-common
Suggested packages:
xfonts-100dpi | xfonts-75dpi
The following packages will be REMOVED:
ubuntu-gnome-desktop xorg xserver-xorg-core-hwe-16.04 xserver-xorg-hwe-16.04 xserver-xorg-input-all-hwe-16.04 xserver-xorg-input-evdev-hwe-16.04
xserver-xorg-input-synaptics-hwe-16.04 xserver-xorg-input-wacom-hwe-16.04 xserver-xorg-video-all-hwe-16.04 xserver-xorg-video-amdgpu-hwe-16.04
xserver-xorg-video-ati-hwe-16.04 xserver-xorg-video-fbdev-hwe-16.04 xserver-xorg-video-intel-hwe-16.04 xserver-xorg-video-nouveau-hwe-16.04
xserver-xorg-video-qxl-hwe-16.04 xserver-xorg-video-radeon-hwe-16.04 xserver-xorg-video-vesa-hwe-16.04 xserver-xorg-video-vmware-hwe-16.04
The following NEW packages will be installed:
xserver-xorg-core
The following packages will be upgraded:
xserver-common
1 upgraded, 1 newly installed, 18 to remove and 171 not upgraded.

Sau đó thực hiện

sudo vi /usr/share/X11/xorg.conf.d/90-libinput.conf

Đây là file cấu hình quy định cách input cho mouse hay touchpad.
Thêm 2 dòng Tapping True và DisableWhileTyping True để config cho touchpad.

Section “InputClass”
Identifier “libinput touchpad catchall”
MatchIsTouchpad “on”
MatchDevicePath “/dev/input/event*”
Driver “libinput”
Option “Tapping” “True”
Option “DisableWhileTyping” “True”
EndSection

Sau đó logout và tận hưởng thôi !!!
Link tham khảo:
https://askubuntu.com/questions/649103/proper-touchpad-thumb-palm-detection-with-libinput
https://askubuntu.com/questions/838061/touchpad-tap-stopped-working

No Comments on Hướng dẫn enable tapping cho touchpad Ubuntu 16.04.03 LTS

10 Ways To Step Out Of Your Comfort Zone And Enjoy Taking Risks October 23, 2017

The ability to take risks by stepping outside your comfort zone is the primary way by which we grow. But we are often afraid to take that first step. In truth, comfort zones are not really about comfort, they are about fear. Break the chains of fear to get outside. Once you do, you will learn to enjoy the process of taking risks and growing in the process. Here are seven ways to help you get started:

1. Become aware of what’s outside of your comfort zone

three_meerkats
In other words: What are the things that you believe are worth doing but are afraid of doing yourself because of the potential for disappointment or failure? Draw a circle and write those things down outside the circle. This process will not only allow you to clearly identify your discomforts, but your comforts. Write identified comforts inside the circle.

2. Become clear about what you are aiming to overcome

dog

Take the list of discomforts and go deeper. Remember, the primary emotion you are trying to overcome is fear. How does this fear apply uniquely to each situation? Be very specific. Are you afraid of walking up to people and introducing yourself in social situations? Why? Is it because you are insecure about the sound of your voice? Are you insecure about your looks? Or, are you afraid of being ignored?

3. Get comfortable with discomfort

kermit

One way to get outside of your comfort zone is to literally expand it. Make it a goal to avoid running away from discomfort. Let’s stay with the theme of meeting people in social settings. If you start feeling a little panicked when talking to someone you’ve just met, try to stay with it a little longer than you normally would before retreating to comfort. If you stay long enough and practice often enough, it will start to become less uncomfortable.

4. See failure as a teacher

tux

Many of us are so afraid of failure, that we would rather do nothing than take a shot at our dreams. Begin to treat failure as a teacher. What did you learn from the experience? How can you take that lesson to your next adventure to increase your chance of success?

5. Take baby steps

baby

Don’t try to jump outside your comfort zone, you will likely become overwhelmed and jump right back in. Take small steps toward the fear you are trying to overcome. If you want to do public speaking, start by taking every opportunity to speak to small groups of people. You can even practice with family and friends.

6. Hang out with risk takers

dogs
 There is no substitute for this step. If you want to become better at something, you must start hanging out with the people who are doing what you want to do and start emulating them. Almost inevitably, their influence will start have an effect on your behavior.

7. Be honest with yourself when you are trying to make excuses

duck
Don’t say “Oh, I just don’t have the time for this right now.” Instead, be honest and say “I am afraid to do this.” Don’t make excuses, just be honest. You will be in a better place to confront what is truly bothering you and increase your chance of moving forward.

8. Identify how stepping out will benefit you

sunset
What will the ability to engage in public speaking do for your personal and professional growth? Keep these potential benefits in mind as motivations to push through fear.

9. Don’t take yourself too seriously

squirrel
 Learn to laugh at yourself when you make mistakes. Risk taking will inevitably involve failure and setbacks that will sometimes make you look foolish to others. Be happy to roll with the punches when others poke fun.

10. Focus on the fun

horse
 Enjoy the process of stepping outside your safe boundaries. Enjoy the fun of discovering things about yourself that you may not have been aware of previously.
No Comments on 10 Ways To Step Out Of Your Comfort Zone And Enjoy Taking Risks

Làm thế nào để pass vị trí System Engineer tại VNG (Part 2+) October 3, 2017

Như các bạn cũng đã theo dõi trong 2 phần trước, đáng lý giờ này mình phải viết part 3 cho việc “cách bày tỏ thái độ và deal lương như thế nào cho hiệu quả”, tuy nhiên mình vẫn chưa pass được vòng technical 🙁 và cũng chưa thực sự đề cập về những vấn đề technical trong bài viết trước, nên mình sẽ viết phần 2+ này để bổ sung.
Trong bài viết này sẽ viết ra những câu hỏi và gợi ý câu trả lời, không biết là có chính xác hay không nữa, vì người đánh giá và cho điểm câu trả lời câu hỏi là người khác, có thể đây là 1 dạng “tips and tricks” nhưng cũng có thể là những điều vớ vẫn nào đó, bạn chỉ có thể đọc và tham khảo, không nên đặt quá nhiều niềm tin vào nó nhé.:)
Ở VNG sẽ không có kiểu đưa ra 1 câu hỏi dạng đánh đố ứng viên, nhất là ở vị trí SE, tùy vào job detail mà bạn apply, ví dụ như vị trí Senior và SE ở đây. Các bạn nộp resume vào để thử sức và review vòng technical nhé.

Hôm nay có 1 bạn chia sẻ với mình 1 câu hỏi bạn ấy gặp khi phỏng vấn ở 1 công ty của Pháp, văn phòng tại HCM, theo mình thì nó là 1 dạng đánh đố, mặc dù nó không hề khó, nhất là lúc bạn có thời gian google hay suy nghĩ kỹ, tuy nhiên, trong lúc phỏng vấn, đây thực sự là vấn đề nếu bạn không thực sự “cứng”.

Câu hỏi: Không dùng vòng lặp (for, while), tạo được 1000 thư mục với prefix do bạn chỉ định?
Bạn mất bao nhiêu lâu để trả lời câu hỏi này? Đáp án ở cuối bài nhé!!!

Ngoài ra còn số câu hỏi có liên quan tới các kiến thức “thực sự rất cơ bản” mà bắt buộc bạn phải trả lời như sau:

  • Trình bày tổng quát về mô hình OSI, TCP/IP
  • Trình bày 1 số giao thức ở tầng 2/3
  • Trình bày 2 mode của FTP và điểm khác nhau

Ở mức độ cao hơn, câu hỏi sẽ tương tự như sau:

  • So sánh ưu khuyết điểm của nginx và haproxy khi làm 1 LB
  • Docker và các khái niệm liên quan
  • Database mysql, postgres, cassandra
  • Câu hỏi về IPTables

Ngoài ra còn 1 số câu hỏi khác như:

  • Giao thức Socket ở tầng mấy của mô hình OSI?
  • Một số lỗi bảo mật nghiêm trọng và cách xử lý

Trên đây là 1 số câu hỏi  mà mình sưu tầm được và theo trí nhớ của mình sau những lần phỏng vấn rớt ở đây, mong các bạn đóng góp thêm nhưng câu hỏi và câu trả lời tại đây nhé.
Đáp án của câu hỏi ở phía trên
Dùng shell bash :

mkdir -p yourprefix{1..1000}

 

No Comments on Làm thế nào để pass vị trí System Engineer tại VNG (Part 2+)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MÌNH ĐANG ĐI ĐÚNG CON ĐƯỜNG September 4, 2017


Chào các bạn!
Đang trong kỳ nghỉ lễ quốc khánh 2/9 chắc là các bạn cũng có những trải nghiệm thú vị cùng bạn bè hoặc gia đình, riêng mình thì kỳ nghĩ lễ này cũng ko có plan đi đây đi đó nên rảnh rổi sinh nông nổi, ngồi viết vài câu chuyện tản mạn chia sẻ cùng các bạn, gọi là cho đỡ tẻ nhạt bớt trong kỳ nghỉ lễ này :v. Tiếp nối những seri linh ta linh tinh trước đó về chuyện đời chuyện nghề của 1 system admin, hôm này mình tiếp tục cùng bàn luận về topic nho nhỏ ” làm thế nào để biết mình đang đi đúng con đường ” theo cách nghĩ khách quan của bản thân mình thôi nha các bạn :-).
Ngược dòng xa xôi chút về những năm cuối cấp 3, thời điểm mà ai ai cũng có những lựa chọn riêng về  ngành nghề vs ước mơ sẽ theo đuổi, có người thì đã định hướng từ trước, có người thì cũng chả biết nên theo ngành nghề nào cứ tham khảo ý kiến ai đó, bạn bè or người quen rồi chọn trường theo, kiểu như mông lung như một trò đùa =)).
Chặng đường tiếp theo sau đó có lẽ là cánh cổng ĐH nơi bước đầu hiện thực hóa những hoài bảo, một chương mới trên con đường sự nghiệp được mở ra, ở đó thứ cho bạn có lẽ là những hành trang về nghề nghiệp để bước vào đời từ kiến thức chuyên môn của từng ngành nghề, kiến thức xã hội, mối quan hệ….
Sau khi có được tấm bằng ĐH (cử nhân, kỹ sư…) ai cũng đi tìm cho mình một công việc theo đúng chuyên môn được đào tạo, nhưng cuộc sống mà đâu phải lúc nào cũng theo ý ta, có bạn thì làm đúng chuyên môn, còn có bạn thì lại rẽ theo hướng khác. Nói về mình thì định hướng trước đó là làm về quản trị mạng, hệ thống nên sau khi tốt nghiệp ra trường cũng rán tìm một công việc có liên quan, nhưng những ngày đầu vì kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc ko nhiều nên cũng ít công ty nào để ý tới, thời điểm đó cũng rải CV như phát tờ rơi :v miễn là có một công việc để làm.
Sau những tháng ngày ròng rã tìm kiếm cv, chạy đi PV như là chạy show :v cũng chỉ tìm được ở những vị trí lèn tèn như Monitor, Vận hành hệ thống, thoạt nghe thì có chút dính líu tới chuyên môn nhưng vào làm thì chẳng có gì nhiều đâu các bạn, thao tác chính chủ yếu là các phím Crl  + C + V =)), Snipping Tool, theo dõi mấy cái biểu đồ màu mè hoa lá hẹ, các dòng log error đỏ lòm, có bất thường gì thì la lên cho các sếp mà thời đó đúng nghĩ là kiếp cầm ca (làm theo ca đó các bạn =)) ), dĩ nhiên là công việc khá chán rồi nhưng cũng gọi là có công việc để kiếm cơm qua ngày là zui zui gồi.
Một khoảng thời gian sau đó mình tìm được 1 vị trí system theo đúng chuyên môn mình mong đợi, công việc trước đó khá chán nhưn bù lại  là có chút time rảnh nên mình cũng tự đào sâu kiến thức qua những bài LAB, hỏi han các bậc tiền bối đi trước mới có cơ may tìm được cv phù hợp sau này. Những chặng đường sau đó và cho đến bây giờ thì mình đều đảm nhận vị trí là 1 system admin, công việc hiện tại vẫn cho mình những niềm vui & lợi ích nhất định, đặc biệt vẫn còn đam mê với nghề cho nên cũng gọi là đang đi đúng con đường mà mình lựa chọn trước đó mặc dù cũng đã trải qua những tháng này đen tối trong sự nghiệp :v, đó là điều hiển nhiên ai cũng đã từng trải qua.
Vậy thì câu hỏi “Làm thế nào để biết mình đang đi đúng con đường”, con đường ở đây là con đường sự nghiệp( con đường lớn) nói chung và trong nghê IT nói riêng(con đường nhỏ),không ai dám chắc là mình chỉ làm một công việc đó suốt đời, có thể nghề này rồi lại nghề khác(hoàn cảnh đẩy đưa :v) nhưng nếu xét ở một phạm vi nào đó trong những ngành nghề chúng ta đã từng làm thì cái gọi là “đúng con đường” có thể hiểu là ở giai đoạn đó, nghề đó, công việc đó mang lại cho bản thân ta những niềm vui, sự thành công nhất định, một sự hưng phấn, bầu nhiệt huyết và cả sự đam mê trong công việc . IT cũng không ngoại lệ, một khi trải qua những khoảng thời gian trước đó cho đến thời điểm hiện tại trong cái nghề mà bạn đã chọn, nó không mang lại nhiều thành công cho bạn, không tạo được cho bạn hứng thú trong khi làm việc hay nói cách khác là cảm giác chán việc chán nghề thì bạn có thể cân nhắc cho mình những hướng đi, ngã rẽ mới , biết đâu được bạn lại gặt hái được nhiều thành công hơn ở những con đường mới đó thì sao.
Hãy phá vỡ mọi giới hạn của bản thân, hiện thực hóa những ý tưởng đang tồn tại trong đầu bạn,  biến điều không thể thành có thể. Chúc các bạn thành công!

No Comments on LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MÌNH ĐANG ĐI ĐÚNG CON ĐƯỜNG
Categories: Linh tinh

Làm thế nào để pass vị trí System Engineer tại VNG (Part 2) August 15, 2017

Trong phần trước  mình đã đề cập đến 3 bước thực hiện và hoàn thành thành công 10% cho việc pass được vị trí SE tại VNG, trong phần này, mình sẽ tiếp tục nói về 70% còn lại, khi bạn đọc tiếp bài viết này, có nghĩa là bạn đã vượt qua được vòng review CV và có 1 cuộc hẹn với HR cùng với nhân sự thường là team leader, manager… của vị trí đó.

Tùy thuộc vào phân công công việc và đặc thù của mỗi team, nên sẽ có yêu cầu khác nhau cho cùng 1 title là SE của công việc, bạn có thể sẽ là người vận hành hệ thống bao gồm hệ thống game, dữ liệu, hệ thống tài khoản, đăng nhập… hoặc sẽ là người xây dựng hạ tầng ảo hóa và các dịch vụ liên quan cho nội bộ, bao gồm server và storage, hoặc sẽ là người vận hành, quản lý hệ thống mail, vpn, ERP…, hoặc sẽ làm công việc hỗ trợ khách hàng, technical support, hoặc sẽ làm người vận hành cho hệ thống cổng thanh toán cũng như các sản phẩm có liên quan khác. ( Chổ này hơi dài và lan man, có thể được trình bày thêm ở Làm system là làm cái gì?

Để thành công trong Round 2 Technical Interview này, mình sẽ không đi sâu vào vấn đề technical của bạn, mà sẽ nói ra những điều các bạn cần tránh, để không phải gặp những sự cố đáng tiếc như mình và các cộng sự của mình 🙂
Những điều không nên làm khi đi phỏng vấn Technical

– Đi trễ vì bất cứ lý do gì mà không báo lại, nếu bạn bận hoặc không đến được tại thời điểm đó, hoàn toàn có thể liên lạc với HR và thông báo là sẽ đến trễ hoặc hẹn lại vào dịp khác, tuyệt đối không đến/ đến trễ mà không có thông tin cho HR.

Không đi nhầm vào nhà vệ sinh nữ, trong lúc hồi hộp, bạn hoàn toàn có thể vào nhầm nhà vệ sinh và trở thành kẻ biến thái lúc nào không hay, nhìn kỹ tấm bảng trên cửa hay để ý xem có cái bồn tiểu nào ở trong đó nhé. Thiết kế văn phòng ở các lầu là tương đối giống nhau, nên bạn có thể tìm thấy nhà vệ sinh nam ở bên phía tay phải, và bên trái là dành cho trường hợp ngược lại nhé.

– Không nhậu xuyên đêm trước khi đi phỏng vấn, với khuôn mặt mệt mỏi, đôi mắt đỏ ngầu, cơ thể bốc mùi hay quần áo lôi thôi, bạn sẽ không có được cái nhìn thiện cảm từ nhà tuyển dụng, chưa nói đến vấn đề kỹ thuật, bạn đã được ghim ngay từ đầu.

– Thời gian phỏng vấn thường từ 30-45p, bạn không nên nghe điện thoại hay xin ra ngoài vệ sinh trong trường hợp này, cũng không nên bỏ về giữa chừng hay ngồi lỳ thêm 10-15p nữa chẳng hạn.

– Không nên chém gió về những kiến thức mình không biết hoặc nắm mơ hồ, vì bản chất người hỏi cũng chưa nắm thật rõ câu trả lời, nếu bạn chém gió về nó nhiều quá, thì lại làm cho người phỏng vấn cảm thấy không hài lòng với bản thân mình. 😛

– Không nên nhìn vào gầm bàn hay 1 khoảng không nào đó, thay vì vậy, hãy nhìn thẳng vào đối tượng để trả lời, nếu không trả lời được, hãy trung thực bỏ qua nó, đừng cố tỏ ra yếu đuối hay thiếu tự tin.

– Không nên trả lời quá thật lòng về công ty cũ, đồng nghiệp cũ và quan điểm của bạn về 1 vấn đề nào đó, hãy để những điều này như là bí mật riêng của bạn, không nhất thiết chia sẻ với người khác.

– Không nên ghi quá nhiều kỹ năng, có thể không liên quan hoặc hơi thừa cho yêu cầu công việc, bạn sẽ phải mệt mỏi với những câu hỏi liên quan tới những thứ bạn đã ghi, “bút sa gà chết”, hãy sống có trách nhiệm, và viết vô CV cũng như vậy

– Không nên đánh đố nhà tuyển dụng khi người ta hỏi mình có câu hỏi nào nữa không? Những câu hỏi tương tự như “Bao lâu em được lên làm sếp?”, “Anh có thấy công việc hiện tại nhàm chán không?” chỉ nên hỏi khi mình đã là 1 trong số họ rồi, đừng nên hỏi lúc đó nhé.

Không làm những điều đã kể trên, theo mình nghĩ, bạn đã hoàn thành tiếp tục được 50% chặng đường, có nghĩa là chỉ còn 20% nữa là bạn sẽ tới được mục đích ban đầu, pass được vị trí SE tại VNG. Nếu qua được vòng này, bạn sẽ nhận được letter của nhân sự sau khoảng từ 3-5 này làm việc, chuẩn bị mang đồ đẹp và enjoy vòng tiếp theo thôi nào.
Qua được vòng này, có nghĩa là bạn sẽ có cơ hội rất lớn, nhưng không hoàn toàn chắc chắn nhé, vì ngoài kỹ năng, năng lực “được đánh giá sau 30-45p” thì thái độ cũng là 1 yếu tố rất quan trọng, họ sẽ tìm người phù hợp, chứ không cần là người quá xuất sắc, vì sau 1 khoảng thời gian ngắn ngủn như vậy, họ chắc chắn sẽ không biết bạn giỏi tới đâu hay gà cỡ nào mà đánh giá đúng năng lực của bạn.
Trong phần sau mình sẽ nói thêm về phần 3, cách bày tỏ thái độ và deal lương như thế nào cho hiệu quả 🙂 Đón xem nhé!!!
 

6 Comments on Làm thế nào để pass vị trí System Engineer tại VNG (Part 2)

Làm thế nào để pass vị trí System Engineer tại VNG (Part 1) August 14, 2017

Như các bạn đã biết, VNG là 1 trong những công ty lớn ở Việt Nam về lĩnh vực Internet và nội dung số, nên có được 1 hệ thống và hạ tầng mạng rất lớn cùng với đó là những sản phẩm có hàng triệu người dùng nên rất cần những vị trí kỹ sư phục vụ cho việc vận hành và phát triển hệ thống. Nhân dịp trên trang tuyển dụng của VNG có đăng tuyển job SE, mình xin được phép trình bày kinh nghiệm của mình về vấn đề này, do mình và bạn bè (writer của blog này) đều có dịp được thử sức với vòng interview ở đây (chủ yếu là rớt):).

Job detail bạn có thể xem chi tiết ở đây: https://career.vng.com.vn/co-hoi-nghe-nghiep/chi-tiet/55.1569-system-engineer-payment#list
Cũng như những công ty khác, phần phỏng vấn thì thường có 2 rounds, dĩ nhiên là round 1 là vòng phỏng vấn kỹ thuật, round 2 sẽ là phỏng vấn về kỹ năng mềm và thảo luận về lương, phúc lợi, chính sách của công ty …Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ về cả 3 rounds, (hồi nãy nói rõ ràng chỉ có 2???), đó là Viết CV/Resume, Phỏng vấn Technical và Phần thảo luận lương. Khi bạn đọc được bí kíp này, thì khoảng hơn 80% là bạn đã pass được vị trí SE rồi đó.

 
Vậy làm sao để đạt được con số 80% đó?

Bước 1: Bạn có thực sự phù hợp với yêu cầu công việc đó không?

Nếu bạn đã có từ 1-3 năm làm việc như 1 SE như ở bài viết này  và có những đức tính sống còn của 1 SE thì bạn có thể hoàn toàn tự tin apply, tuy nhiên, nếu bạn có ít hơn 1 năm thì cũng không hề gì, hoàn toàn có thể nếu bạn đang ở trên level 0 ở bài viết này, còn nếu như bạn chưa hề có 1 tí kinh nghiệm gì về công việc SE thì hãy yên tâm, theo dõi hết blog này, bạn hoàn toàn có thể apply trong thời gian tới.

Bước 2: Làm sao để nhà tuyển dụng biết được là bạn phù hợp với công việc này?

Cách duy nhất thể hiện cho nhà tuyển dụng biết được bạn là ai, đó là thông qua profile của bạn, nếu như bạn nổi tiếng, có viết blog (nhiều người like), hay sở hữu những khả năng vượt trội, được các head-hunter săn đón thì lại là trường hợp khác, không cần bàn luận ở đây, tuy nhiên, nếu bạn là 1 người bình thường, các tip sau sẽ giúp bạn có 1 resume/CV có thể qua được vòng gửi xe.
– Resume/CV rõ ràng, rành mạch, đầy đủ thời gian làm việc được liệt kê theo thời gian gần nhất cho tới quá khứ, nếu bạn có quá nhiều công ty hay nơi làm việc, công việc đã từng làm, thì nên liệt kê từ 1-3 nơi thôi nhé, nhiều quá thì cũng không hay lắm.
– Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, nếu có chứng chỉ, bằng cấp liên quan thì nên liệt kê, nếu điểm số cực cao thì nên ghi vào, còn thấp hoặc xếp loại thấp thì bỏ qua luôn. Ví dụ như Tốt nghiệp BK, điểm 9.6/10, còn Tốt nghiệp SPKT 6.66/10 hay KHTN bằng TB thì thôi, đừng ghi điểm số hay loại tốt nghiệp vào nhé.
– Số điện thoại hay email, skype của bạn phải sạch, có nghĩa là dùng số điện thoại đó search google không thấy bài share hàng trên đâu đó (bạn tự biết) hay là dính phốt giựt tiền, xù nợ, nói xấu công ty cũ… Nói chung là phải sạch, nếu không tìm ra được gì thì càng tốt.

Bước 3: Bạn apply như thế nào?

Bạn có thể apply trực tiếp trên trang tuyển dụng của công ty, hoặc các trang khác, nhưng cách mình khuyên đó là hãy apply qua 1 người quen đã từng hoặc đang làm ở trong VNG, vì nếu bạn pass phỏng vấn, đi làm thì người đó vừa có tiền bonus, bạn lại dễ dàng tiếp cận với người có nhu cầu tuyển dụng hơn, và có khi lại qua được vòng gửi CV.
Với 3 bước trên, 10% bạn đã thực hiện được rồi, còn 70% được thể hiện trong 3 bước nữa sẽ được trình bày trong phần tiếp theo. Nếu như bạn đã thực hiện các tip trên mà vẫn chưa được gọi đi phỏng vấn, đừng nản chí, chẳng qua là người ta chưa xứng đáng lọt vào mắt xanh của mình thôi 🙂 Còn bạn có 1 cuộc hẹn ở lầu 13 vào ngày thứ Hai thì thật tuyệt vời. Keep calm and enjoy the interview.

 
 
 

1 Comment on Làm thế nào để pass vị trí System Engineer tại VNG (Part 1)

Bạn có dám bước ra khỏi vùng an toàn? July 28, 2017

Vùng an toàn (comfort zone) là nơi mà chúng ta luôn cảm thấy thoải mái nhất – một công việc chúng ta đã làm quen tay bao năm qua, một loại sách mà ta luôn chọn mua để đọc hay một môi trường sống mà ở đó ta quen vẫy vùng mà không lo sợ.

Và chẳng có gì là sai nếu ai cũng thích ở trong vùng an toàn như vậy, vì nó khiến ta như “cá gặp nước”, có gì mà lo lắng vì bất kỳ ai hay thứ gì trong nơi đó cũng khiến ta dễ chịu hay được yêu thương và bao bọc. Tuy vậy, sẽ có ngày ta chợt nhận thấy: Sao cuộc sống này thật quá đơn điệu và buồn tẻ?
Để bước ra khỏi vùng an toàn, chúng ta cần rất nhiều sự dũng cảm. Trước hết, chúng ta phải chuẩn bị tâm thế rằng ở môi trường mới có thể mọi thứ sẽ không hề thuận lợi. Công việc mới sẽ có những quy trình mới, người đồng nghiệp mới, vì thế mà không phải ai cũng sẽ hiểu bạn hay bạn có thể hiểu rõ cách công việc đó được thực hiện tốt nhất.
Một loại sách mới chắc gì đã hay, vì vốn bạn chỉ thích những điều ngọt ngào mà thứ sách bạn đang thử đọc lại quá khô khan. Một nơi ở mới có nhiều phong tục tập quán mới và những con người lạ lẫm. Vì thế, sự dũng cảm dám trải nghiệm phải là điều kiện tiên quyết để bạn quyết định mở rộng hay chuyển đổi vùng an toàn của mình.
Nhưng tại sao chúng ta lại phải thay đổi nó? Có thực sự cần thiết để thay đổi hay không?
Tôi sẽ kể các bạn nghe câu chuyện mà có lẽ nhiều người trong chúng ta cảm thấy quen thuộc. Thuở nhỏ, chúng ta hay nhìn cuộc sống xung quanh bằng con mắt e dè, đầy hoài nghi và lo sợ. Cha mẹ chúng ta luôn nói rằng “ngoài kia có ông kẹ đấy, ông sẽ bắt nhốt chúng ta vào bao và bán đi”.
Và thế là chúng ta cứ quanh quẩn trong nhà, bên mẹ hay chỉ đi ra ngoài khi có người đi cùng. Rồi đến khi chọn trường đại học, chúng ta cũng sẽ chỉ dám nghe theo ý của cha mẹ. Chúng ta sợ làm khác theo những gì được dạy, cũng sợ “ngoài kia có ông kẹ” nếu mình không làm theo những gì người lớn chỉ dẫn.
Tuy vậy, khi bước vào môi trường học thật sự, chúng ta đâu thể cứ luôn sợ hãi, không dám ra khỏi nhà, hay đi học cũng không dám nói chuyện với ai (trừ những người bạn cũ). Và có khi nào bạn tự hỏi, chúng ta rồi sẽ đi về đâu khi đến lúc chúng ta phải sống cuộc đời của mình và tự ra quyết định cho những vấn đề trong cuộc sống khi người thân không còn ở đó?
Bạn không thể là một nhà giáo giỏi nếu điều bạn muốn truyền đạt không thể được diễn đạt gẫy gọn và dễ hiểu. Bạn cũng không thể là một người lãnh đạo tốt nếu bạn luôn chỉ thích làm theo ý người khác và lo sợ ý kiến của mình bị phản bác.
Rõ ràng đó chính là lúc bạn thấy mình cần “sinh tồn” theo bản năng, nếu bạn không đi thì bạn đang đứng tại chỗ, nếu bạn càng đứng ở “vùng an toàn” càng lâu thì điều đó sẽ càng khiến bạn bị đào thải nhanh.
Bước ra khỏi vùng an toàn
Cũng có những trường hợp bạn muốn mình bước ra khỏi “vùng an toàn” để mở mang kiến thức, để có nhiều trải nghiệm, để thấy thế giới này bao la và rộng lớn. Vì thế giới luôn thay đổi, luôn biến đổi không ngừng khiến cho điều ta hiểu biết càng lúc càng trở nên lỗi thời.
Vì không phải việc lặp đi lặp lại có thể khiến chúng ta là người thợ lành nghề mà chúng ta còn phải là một người thợ khéo léo và tinh tế. Bản thân ta có thấy chán với chính ta nếu như ngày nào chúng ta cũng mặc lên người những bộ quần áo như nhau từ kiểu dáng đến màu sắc? Chúng ta có thấy rằng đã quá lâu có ai đó phải trầm trồ khen ngợi vì ta có những bước thay đổi tích cực.
Ngày nay, bước ra khỏi vùng an toàn chính là “dám dấn thân và dám thay đổi”. Các bạn có thể thay đổi một cách từ từ để mình tập quen với hình ảnh con người mới, với những thay đổi quanh ta.
Có nhiều sinh viên cứ nói với tôi “em cũng không biết mình thích gì cả, cũng không biết mình có thể làm được gì nếu em ra trường”. Nếu chính em còn không biết thì làm sao tôi có thể biết để dẫn đường cho em. Chính em còn không thể hiểu em là ai và em thích gì thì cả chục bài trắc nghiệm về bản thân cũng chỉ là làm cho vui mà thôi.
Đã đến lúc em nghiêm túc nhìn nhận bản thân, và dấn thân để thử xem mình thích ngành nghề nào hay nó có phù hợp với em không. Giáo viên hay bất kỳ ai cũng chỉ có thể giúp em định hình đường đi nhưng chính em mới quyết định được mình nên đi hay không hoặc có dám thử nó hay không.
Trong thời đại công nghệ như hiện nay, việc dám dấn thân và dám nhận lấy những rủi ro cũng là những yếu tố để giúp em bản lĩnh và thành công hơn. Bước ra khỏi vùng an toàn bằng cách dám hỏi, dám nói, dám nhận chỉ trích, dám đối diện với bản thân và thất bại sẽ luôn khó khăn nhưng hãy dũng cảm lên nhé…
Cuộc sống thú vị đang chờ chúng ta ngoài kia!

Theo Trí Thức Trẻ

No Comments on Bạn có dám bước ra khỏi vùng an toàn?
Categories: Linh tinh

Con đường sự nghiệp của 1 *nix system admin July 25, 2017

Khi đã và đang làm việc như là 1 system admin, “một nghề cao quý trong những nghề cao quý”, bạn sẽ dần được trải qua những mốc ghi dấu của con đường sự nghiệp của mình, 1 vài giây nhìn lại những nấc thang mà bạn đã vượt qua, nếu như bạn sẽ và mới bắt đầu với con đường này, đây là bài viết cho bạn 1 cái nhìn tổng quan nhất, giúp bạn định hình được những thứ bạn sẽ phải trải qua, tuy khó khăn gian khổ, nhưng trái ngọt luôn chờ bạn 🙂

Level 0
Bắt đầu sẽ là 1 cái title dành cho các bạn học sinh, sinh viên, lúc còn đang học ở trường, trung tâm đào tạo …Đây là thời điểm bạn được bắt đầu làm quen với mọi thứ, những lý thuyết cơ bản nhất về mạng máy tính, về hạ tầng mạng và hệ thống, về lập trình cơ bản, về bảo mật và an toàn thông tin.. Tất cả là 1 mớ lý thuyết vô cùng to lớn được gói gọn trong 1 chương trình học cực kỳ ngắn, thường là 1-2 môn trong 1-2 học kỳ, hoặc là 1 khóa đào tạo ngắn hạn từ 3-4 tháng.  Bạn rất may mắn khi đã được trải qua level này với đầy đủ lý thuyết và phần thực hành tương xứng, nếu có những bài luận văn hay chứng chỉ về mạng và hệ thống trong thời điểm này hoặc được nhận vào thực tập ở 1 công ty lớn thì thật là tuyệt.
Bạn sẽ ghi toàn bộ những thứ mình học và làm được trong hồ sơ xin việc của mình và gửi nó đi khắp nơi, nếu may mắn, nghề sẽ chọn được bạn và bạn sẽ bắt đầu cuộc phiêu lưu của mình ở level khác.

Entry/Junior Level
Đây là level bạn sẽ bắt đầu khi mới vào nghề và từ 6 tháng đến 2 năm, và ở level này, bạn cần đạt được những yêu cầu như sau:
Về kiến thức hệ thống

“- Nắm vững kiến thức cơ bản về mạng: các protocol cơ bản (DHCP, ARP, DNS…), NAT & firewall, các trạng thái của kết nối TCP
– Nắm kiến thức cơ bản về phần cứng, chủ yếu là các chỉ số system utilization: CPU (# cores, frequency), RAM (frequency), Disk (IOPS)
– Các kiến thức cơ bản của OS (linux/Windows): process & thread, các service cơ bản, permission & policy
– Các kiến thức cơ bản về Databases: MySQL, Oracle, …”

Về kỹ năng vận hành

“- Có khả năng sử dụng các công cụ cơ bản để quản lý, theo dõi và phân tích các vấn đề kỹ thuật (ssh/Remote Desktop, ping, netstat, top/htop…)
– Hiểu & tuân thủ quy trình vận hành, cài đặt & bảo trì hệ thống
– Có khả năng xử lý sự cố mức độ thấp”

Về bảo mật

“- Có kiến thức cơ bản về các khái niệm bảo mật: ACL, virus, spyware, backdoor
– Có kiến thức, kỹ năng trong việc đảm bảo bảo mật mức thấp (setup firewall, sử dụng anti-virus)
– Tuân thủ quy trình và các nguyên tắc bảo mật”

Về nghiên cứu và ứng dụng

“- Có khả năng ứng dụng công nghệ mới vào công việc vận hành hàng ngày”

Mid Level
Đây là nấc thang tiếp theo, bạn sẽ đạt được sau khoảng từ 2 năm tới 3 năm 😀 nhanh hay lâu tùy thuộc vào bản thân của bạn, nhưng tối thiểu bạn phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
Về kiến thức hệ thống

“- Nắm vững kiến thức chuyên sâu về mạng: phân biệt & hiểu rõ tất cả các tầng của OSI model
– Nắm vững kiến thức về quá trình phần cứng vận hành & sự phối hợp của các phần cứng trong một hệ thống
– Có kiến thức về optimization, high scalibility, high performance, high availability”

Về kỹ năng vận hành

“- Có khả năng tối ưu hóa hệ thống ở mức vừa (tăng ít nhất 10% hiệu suất hệ thống có sẵn, có ít nhất 5 server)
– Có khả năng xử lý, tìm ra nguyên nhân & khắc phục các sự cố có độ phức tạp vừa
– Vận hành, theo dõi & bảo trì bằng script (automation)
– Theo dõi & phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn trong hệ thống mình quản lý & theo dõi”

Về bảo mật

“- Thực hiện kiểm tra & đánh giá nguy cơ bảo mật định kỳ & mỗi khi hệ thống được cập nhật
– Có khả năng khắc phục, xử lý các sự cố liên quan đến bảo mật ở mức độ vừa (xử lý backdoor/virus, vá lỗ hổng bảo mật…)”

Về nghiên cứu và ứng dụng

“- Chủ động nghiên cứu, đánh giá các công nghệ mới để áp dụng vào công việc vận hành chung của team”

Senior Level 
Đây là thành quả cày cuốc của bạn sau từ 3-5 năm, bạn sẽ đạt được level này:
Về kiến thức hệ thống

“- Nắm vững kiến thức chuyên sâu về hệ điều hành: Linux kernel, Windows architecture (kernel, drivers, HAL…)
– Có kiến thức về thư viện, framework mà các software service sử dụng (libc, jdk, php, .NET…)”

Về kỹ năng vận hành

“- Có thể thiết kế, tư vấn, đánh giá & triển khai các giải pháp kỹ thuật phức tạp cho hệ thống lớn (>20 server)
– Quản lý và phân công các team giải quyết các sự cố có độ phức tạp cao
– Chịu trách nhiệm chính, ra quyết định trong các dự án lớn”

Về bảo mật

“- Chuyên sâu trong lĩnh vực bảo mật: có cơ chế/giải pháp hạn chế các rủi ro bảo mật có thể xảy ra
– Hỗ trợ, tư vấn trong việc phòng chống, điều tra và xử lý các lỗi bảo mật trong phạm vi toàn công ty”

Về nghiên cứu và ứng dụng

“- Có khả năng tự nghiên cứu, phát triển & triển khai các giải pháp phức tạp phục vụ cho mục tiêu tối ưu hóa công nghệ, mang lại lơi ích kinh doanh (tính năng ưu việt, cắt giảm chi phí…)”


Bài viết chỉ mới đề cập tới các level liên quan tới cấp bậc là nhân viên, chưa đề cập tới các cấp bậc khác như trưởng nhóm, giám sát hay quản lý và cũng là ý kiến chủ quan của cá nhân mình nên có thể không đúng hoàn toàn khi áp dụng vào công ty hay cho bản thân bạn, vì hiện tại mình cũng chưa trải qua những cấp bậc đó nên chưa viết 🙂 Đón đọc blog của mình sau 5 – 10 năm nữa nhé.

2 Comments on Con đường sự nghiệp của 1 *nix system admin