Chuyện của sys

DevOps Blog

Chuyện đời chuyện nghề của 1 system cùi bắp long dong ở nhiều cty :v July 16, 2017

Trong cái nghề SE/SO/SA mỗi anh em sẽ có những trải nghiệm khác nhau, những cách đánh giá khác nhau trong công việc mình đang làm, môi trường mình đang công tác, riêng đối với bản thân mình mặc dù là số năm kinh nghiệm xông pha trận mạc trong nghề này chưa gì là ghê gớm những cũng đã nhảy nhót qua 4-5 công ty, có tháng move 2-3 công ty.
Nghe đến đây chắc hẳn nhìn vào ai cũng có một cách nhìn riêng, có thể có người cho mình không chịu khó, không kiên trì trong công việc thấy khó là nản, có người đồng cảm hơn thì nghĩ chắc vì lí do nào đó mới off, thật sự mà nói khi lần đầu bước vào một công ty ta cũng không hề biết trước điều gì sẽ chờ ta ở đó, có thể mình đã tìm hiểu trước về công ty đó (chính sách, môi trường, công việc ….) qua bạn bè làm ở đó, qua các trang tin, qua sự PR của HR :v để có một niềm tin nhất định, ai cũng mong muốn một chỗ làm ổn định, salary ổn ổn, môi trường good, blabla các thứ.
Ok! Sau khi đã join vào một time, công việc lúc đầu suôn sẻ, môi trường ko đến nổi, nhân viên thân thiện,…. Thời điểm này bản thân sẽ thấy thoải mái và nghĩ có thể nơi đây là bến đỗ hợp lý bản thân không phải nghĩ ngợi gì nhiều chỉ cố gắng làm và làm. Thế rồi những time sau đó dự án nhiều kéo theo việc nhiều, time OT ngày càng tăng, khối lượng công việc càng lớn, sếp dí deadline, có những việc bản thân không biết phải xử lý( có thể còn gà quá mò hoài ko ra, tìm kiếm sự support cũng hạn chế), cho đến thời điểm gần deadline lại cuống lên thế là xì trét, áp lực tình trạng này kéo dài vài tháng  thế là chịu không thấu xin off ( lúc này đã tìm đường binh đến một chỗ khác) => đây có thể hiểu tùy vào năng lực + suy nghĩ của mỗi người ( nếu gặp người chuyên môn tốt, kinh nghiệm xử lý qua nhiều thì chuyện này chả là gì nhưng đối với mấy kẻ gà gà nếu công việc chỉ đơn độc xử lý 1 mình ko nhận được sự support thì rất dễ bức tóc :v & ra đi).
Sau khi off cty đầu tiên và qua cty tiếp theo gặp phải môi trường  Nhật thấy xưa giờ chưa quen kiểu làm việc khắt khe thế cảm thấy ngộp và lại off , rồi tiếp nối những tháng ngày đen tối đến một bến đỗ khác, ở môi trường này được cái time làm việc cũng dễ thở, không phải bị ép deadline nhưng giai đoạn đầu là thế,vào các time sau đó hệ thống lỗi triền miên, bản thân là ôm đồm nhiều thứ từ hệ thống Core đến hệ thống Game, kiêm luôn cả các việc lặt vặt khác mà lead vs sếp sai bảo, đỉnh điểm là hầu như trong 1 tháng tuần nào cũng OT, cuối tuần cũng phải OT, có hôm làm gần 24 tiếng, ngày ngày lên cty cũng bị ăn hành + ăn chửi từ lead, lúc làm việc thì ngồi cạnh bên giám sát, soi xét từng thao tác :v, những ngày dài sau đó chỉ suốt ngày là debug, fix lỗi, nghe chửi, nghe giáo huấn các kiểu :v
=> Lần này em nó off vì không hợp với cách làm việc với lead, không có một không gian + môi trường làm việc thoải mái.
Túm váy lại thì chuyện ở hay đi ở một công ty nó có nhiều yếu tố, mỗi môi trường có mỗi văn hóa vs quy trình làm việc khác nhau, quan trọng là bản thân có hòa hợp được vào môi trường đó hay không, cố gắng cố gắng trong công việc không là chưa đủ, có những thứ khi bạn join vào môi trường đó mới tường tận cảm nhận được, chẳng ai là  không muốn tìm được một môi trường tốt nhưng việc ra đi hay ở lại nó đến từ cả chính sự cố gắng của bạn + môi trường bạn đang làm, trải nghiệm nhiều công ty bản thân mình nghiệm ra ở môi trường nào cũng sẽ có cái mặt trái của nó, không nới nào đáp ứng hết được các mong muốn của bạn cùng lúc, được này sẽ mất kia (nhưng  được vs mất bản thân chấp nhận được) nhưng trước tiên bản thân bạn phải nổ lực hết mình việc còn lại để cty lo, lo không xong thì lúc đấy bạn biết phải làm gì rồi đấy :v.

No Comments on Chuyện đời chuyện nghề của 1 system cùi bắp long dong ở nhiều cty :v
Categories: Chuyện nghề

Hướng dẫn compile Nginx từ source trên Centos July 14, 2017


Nginx là gì?

NGINX (Pronounced as Engine-X) is an open source, lightweight, high-performance web server or proxy server. Nginx used as reverse proxy server for HTTP, HTTPS, SMTP, IMAP, POP3 protocols, on the other hand, it is also used for servers load balancing and HTTP Cache. Nginx accelerates content and application delivery, improves security, facilitates availability and scalability for the busiest websites on the Internet.

Trong bài viết này mình không đi sâu về khái niệm cũng như chi tiết của nginx, vì ngoài là 1 phần mễm mã nguồn mở thì bên trong nó là cả 1 đại dương rộng lớn về ngôn ngữ, cấu hình, cách hoạt động, tính năng, hiệu suất… mà chỉ để cập tới việc cài đặt nó, nhưng không dùng cách thông thường là cài đặt từ yum mà là complile từ source.

Compile Nginx from source with SSL support

  • Install dependencies

yum install pcre pcre-devel zlib zlib-devel
wget https://www.openssl.org/source/openssl-1.1.0e.tar.gz
tar -xvzf openssl-1.1.0e.tar.gz
cd openssl-1.1.0e/
./config –openssldir=/usr/local/ssl
make
make install
openssl version

  • Compile nginx to custom location

wget http://nginx.org/download/nginx-1.12.0.tar.gz
tar -xvzf nginx-1.12.0.tar.gz
cd nginx-1.12.0
./configure –prefix=/zserver/nginx –with-http_gzip_static_module –with-http_stub_status_module –with-http_ssl_module –with-openssl=/path/to/openssl-1.1.0e
make
make install
/zserver/nginx/sbin/nginx -V
nginx version: nginx/1.12.0
built by gcc 4.8.5 20150623 (Red Hat 4.8.5-11) (GCC)
built with OpenSSL 1.1.0e 16 Feb 2017
TLS SNI support enabled
configure arguments: –prefix=/zserver/nginx –with-http_gzip_static_module –with-http_stub_status_module –with-http_ssl_module –with-openssl=/root/sources/openssl-1.1.0e

  • More information

http://nginx.org/en/docs/configure.html

No Comments on Hướng dẫn compile Nginx từ source trên Centos
Categories: Tài liệu

Sysadmin nghĩ về mọi người như thế nào? July 12, 2017

Google mãi cũng ra được tấm hình http://imgur.com/vRTRP

Khi bạn làm việc trong 1 môi trường production trong vai trò của 1 system admin, bạn sẽ được tiếp xúc mà làm việc với những người như là developer, tester/QC, project manager, designer … hay chính những đồng nghiệp sysadmin như mình. Vậy trong mắt bạn, họ là những ai? Hay mọi người nghĩ gì về bạn ? Bài viết sẽ chia sẻ những suy nghĩ của bản thân mình về họ :D. Đây là ý kiến chủ quan của cá nhân của tác giả, và chỉ phù hợp với mục tiêu chém gió.
Developer
Công việc của bạn khi làm trong 1 công ty production hay outsource chủ yếu là xây dựng hệ thống và môi trường cho developer làm việc và thường gặp gỡ nhau ở môi trường sandbox. Mọi thứ đều sẽ do bạn cài đặt lên theo yêu cầu của dev hoặc dựa theo framework có sẵn của từng công ty. Dev không được tự ý thay đổi, hay tự cài đặt cho riêng mình và chỉ dùng được user có giới hạn quyền, nên trong mắt của bạn, dev chỉ là những “gã khờ”, với cái răng gãy (như hình trên), họ không thể thay đổi gì trên hệ thống ngoài code của chính họ, họ cũng không thể truy cập vào server nếu như bạn không mở firewall hay cấp quyền, mật khẩu…Đơn giản là họ cũng không thể nào shutdown hệ thống sandbox khi buồn hay đái vào server để đi ngủ khi debug giữa đêm khuya được.
Tuy nhiên, đối với bạn thì developer là người nắm rõ hệ thống, luôn được đánh giá cao bởi khả năng cày cuốc, cũng như chịu được áp lực công việc được đặt ra từ PM, họ luôn giải quyết vấn đề 1 cách chính xác và nhanh chóng, ít nhất thì cũng đúng deadline.
QC
Nhiều công ty thì QC có thể là QC, QA và đảm nhiệm luôn vai trò tester, nên mình gọi chung như vậy. Trong mắt bạn thì họ là những người có ưu điểm là chuyên bới lông tìm vết, bởi vì bug nào cũng tìm ra, issue nào cũng đánh thắng. Tới ngày release chỉ mong được cái confirm hay gật đầu của tester để được xách đích về nhà, có khi còn vui mừng hơn cả team dev.
QC thường yêu cầu bạn cài những phần mềm “xa lạ” để thực hiện quản lý bug, automation, quản lý testcase… và thường báo bug lúc 1-2h sáng và có thể thức cùng sysadmin, dev đến 5h để fix bug hay review sau khi có changes.
Designer
Trong mắt bạn thì designer là những thành phần “chả biết gì” về hệ thống, và hiếm khi đụng chạm gì tới nhau. Nhìn designer lúc nào cũng sạch sẽ, sành điệu, xài toàn hàng hiệu cũng như có gu thẫm mỹ rất khác biệt. Họ chỉ gặp bạn khi không truy cập vào được hệ thống, không commit lên SVN/Git được hay đơn giản là cái hình của họ hiển thị màu không đúng.
Còn gì tuyệt hơn khi được làm việc cùng với những bạn (nhất là nữ) xinh đẹp, dễ thương và có nhiều tài lẻ, nói chung với system admin, designer dùng để ngắm nhiều hơn là làm việc cùng 🙂
Project Manager
Đây là những tên tội phạm truy nã đích thực ( như hình vẽ), luôn có những áp lực được tạo ra bởi PM cho chúng ta. Khi hệ thống chạy tốt, họ chẳng thèm quan tâm đã làm gì, ở đâu, nhưng khi có incident hoặc wifi không vào được, họ sẽ là người tìm và xử lý chúng ta. 🙂 Khi họ trao cho chúng ta nhiều quyền lực hơn thì lại càng áp lực hơn nữa, hệ thống vận hành không tốt, người đầu tiên bị bêu đầu là bạn, còn khi hệ thống tốt thì bạn chắc chắn không phải là người đầu tiên ( có khi quên mất bạn là ai 🙂 j/k)
Làm việc với PM như chơi với cọp 🙂 Thế là đủ
System Admin
Đây là những tên đồng đội của chúng ta hàng ngày, muốn đi nhanh thì đi 1 mình, nhưng đi xa thì phải có đồng đôi. Điều đó luôn đúng và càng đúng khi chúng ta là những người system admin. Họ là những người làm thay việc chúng ta khi ta bận đi chơi với bạn gái, đi đá banh, hay sẵn sàng nhấc điện thoại lên lúc 2h sáng hoặc đang lên cơn sung trong nhà nghỉ. Đôi khi chúng ta hay cho rằng mình là Neo, nhưng thực sự thì không biết đúng hay không nữa 😀
Làm việc với nhau tốt là cách để tồn tại và phát triển trong môi trường hiện tại, nhưng sự cạnh tranh luôn xảy ra, nếu bạn không may phải làm việc 1 mình, thì chúc mừng bạn, vì chỉ có bản thân mình là đối thủ.
Bạn cứ thoải mái nghĩ về người khác, mặc kệ người khác nghĩ gì về chúng ta.
 
 

No Comments on Sysadmin nghĩ về mọi người như thế nào?
Categories: Linh tinh

Hiểu thêm về timezone và localtime trên Centos 6/7 July 10, 2017

Khi tiến hành cài đặt 1 server Centos 6/7, bạn có thể chọn cài đặt Date & Time ngay từ đầu, tuy nhiên, với 1 số VPS hay server trên cloud như Sakura, Google Cloud Engine…timezone phụ thuộc vào nơi mà bạn chọn để đặt server đó. Vì vậy, có thể thời gian của server và thời gian local của bạn không trùng khớp, nên nhất thiết cần phải đặt lại theo múi giờ mình chọn trước.
Trên Centos, thư mục /usr/share/zoneinfo/ là nơi chứa toàn bộ thông tin của các múi giờ của hệ thống.

ls /usr/share/zoneinfo/
Africa Atlantic Chile Eire GB GMT+0 Indian Japan MST Pacific PRC Singapore UTC Zulu
America Australia CST6CDT EST GB-Eire Greenwich Iran Kwajalein MST7MDT Poland PST8PDT Turkey WET
Antarctica Brazil Cuba EST5EDT GMT Hongkong iso3166.tab Libya Navajo Portugal right UCT W-SU
Arctic Canada EET Etc GMT0 HST Israel MET NZ posix ROC Universal zone1970.tab
Asia CET Egypt Europe GMT-0 Iceland Jamaica Mexico NZ-CHAT posixrules ROK US zone.tab

Và file /etc/localtime chính file thể hiện múi giờ hiện tại, thường được symlink tới 1 múi giờ chính xác được quy định trong /usr/share/zoneinfo/
Ví du:

ll /etc/localtime
lrwxrwxrwx 1 root root 30 Jun 12 01:09 /etc/localtime -> /usr/share/zoneinfo/Asia/Tokyo

Có nghĩa múi giờ hiện tại của bạn là “Asia/Tokyo”
Để thay đổi giờ hệ thống cho server của bạn, làm theo các bước sau:
Với Centos 7
Kiểm tra timzone list có sẵn trên hệ thống

timedatectl list-timezones |grep Asia| head
Asia/Aden
Asia/Almaty
Asia/Amman
Asia/Anadyr
Asia/Aqtau
Asia/Aqtobe
Asia/Ashgabat
Asia/Baghdad
Asia/Bahrain
Asia/Baku

Kiểm tra timzone hiện tại

ll /etc/localtime
lrwxrwxrwx. 1 root root 38 Apr 24 2016 /etc/localtime -> ../usr/share/zoneinfo/Asia/Ho_Chi_Minh

Thay đổi timezone bằng câu lệnh

timedatectl set-timezone Asia/Tokyo

Kiểm tra thay đổi

ll /etc/localtime
lrwxrwxrwx. 1 root root 38 Apr 24 2016 /etc/localtime -> ../usr/share/zoneinfo/Asia/Tokyo

Với Centos 6
Xóa file localtime hiện tại ( có thể backup)

rm -rf /etc/localtime

Tạo softlink tới chính xác múi giờ bạn cần

ln -s /usr/share/zoneinfo/Asia/Tokyo /etc/localtime

Thay đổi thời gian trong clock

vi /etc/sysconfig/clock

Change ZONE=”Asia/Tokyo”

hwclock –systohc –localtime

Chúc bạn thành công.
 
 

No Comments on Hiểu thêm về timezone và localtime trên Centos 6/7
Tags:
Categories: Tài liệu

Hướng dẫn cài đặt TestLink Test Management Tool July 9, 2017

Testlink là gì?

Test-link is most widely used web based open source test management tool. It synchronizes both requirements specification and test specification together. User can create test project and document test cases using this tool. With Test-Link you can create an account for multiple users and assign different user roles. Admin user can manage test cases assignment task.
It supports both automated and manual execution of Test cases. The testers can generate Test Plan and Test Report in a fraction of the time with this tool. It supports test reports in various formats like Excel, MS word, and HTML formats. Apart from these, it also supports integration with many popular defect tracking system like JIRA, MANTIS, BUGZILLA, TRAC, etc. Since it is a web based tool, multiple users can access its functionality at the same time with their credentials and assigned roles. 
Tóm lại, Testlink là 1 công cụ hữu ích cho QA/Tester quản lý các testcase của mình, hỗ trợ cả tự động và manual, có thế kết với các công cụ tracking khác như JIRA, BUGZILLA…

TestLink Stable (NEW!!!! – 1.9.16 – Moka Pot – 20170121)

Vào thời điểm hiện tại thì bản 1.9.16 vẫn là bản Stable, hóng chờ bản 2.x nhưng có vẻ cộng đồng càng lúc càng ít người sử dụng cũng như xây dựng phiên bản mới 🙂
Việc cài đặt Testlink khá đơn giản và có tài liệu hướng dẫn khá rõ ràng, chỉ cần thực hiện step by step là có thể có 1 tool sau vài phút.
Sau đây mình sẽ hướng dẫn cài đặt bản 1.9.16 trên Centos 7
Để chạy được Testlink thì cần có những thành phần sau: database (mysql, mariadb…), php, và nginx là web server.
Thông tin:
php -version
PHP 5.6.30 (cli) (built: Jan 19 2017 22:31:39)
Copyright (c) 1997-2016 The PHP Group
Zend Engine v2.6.0, Copyright (c) 1998-2016 Zend Technologies
MySQL Server version: 10.1.21-MariaDB MariaDB Server
/zserver/nginx/sbin/nginx -v
nginx version: nginx/1.10.0
Download: https://sourceforge.net/projects/testlink/files/TestLink%201.9/TestLink%201.9.16/testlink-1.9.16.tar.gz
tar -xvzf testlink-1.9.16.tar.gz
mv testlink-1.9.16 /zserver/
Tạo database trên mysql và chạy câu lệnh tạo database
Create a new empty MySQL database.
CREATE DATABASE testlink CHARACTER SET utf8 COLLATE utf8_general_ci;
Create user to access
GRANT ALL PRIVILEGES ON *.* TO ‘testlink’@’lab4’ identified by ‘test123’;
Install the sql into the newly created database.
mysql -u testlink -h lab4 -p testlink < /zserver/testlink-1.9.16/install/sql/mysql/testlink_create_tables.sql
mysql -u testlink -h lab4 -p testlink < /zserver/testlink-1.9.16/install/sql/mysql/testlink_create_default_data.sql
Taọ file config để chứa thông tin kết nối đến database
Config database
cat /zserver/testlink-1.9.16/config_db.inc.php

<?php // Automatically Generated by TestLink Installer

define(‘DB_TYPE’, ‘mysql’);
define(‘DB_USER’, ‘testlink’);
define(‘DB_PASS’, ‘test123’);
define(‘DB_HOST’, ‘lab4’);
define(‘DB_NAME’, ‘testlink’);
?>
Tạo thư mục để chứa logs và upload
mkdir -p /var/testlink/logs/
mkdir -p /var/testlink/upload_area/
Chú ý:
On Linux or UNIX you must change the permissions of the templates_c directory to be writable by the webserver. From the TestLink root directory run
chmod 777 gui/templates_c
Chạy php dưới user nginx.
chown -R nginx. /var/lib/php/session/
Cấu hình nginx: vi /zserver/nginx/conf/vhost/testlink.conf

server {
listen 8081;
server_name lab4;
root /zserver/testlink-1.9.16;
client_max_body_size 20M;
location / {
index index.php;
try_files $uri $uri/ /index.php?$args;
}
location ~ \.php$ {
try_files $uri =404;
fastcgi_split_path_info ^(.+\.php)(/.+)$;
include fastcgi_params;
fastcgi_index index.php;
fastcgi_param SCRIPT_FILENAME $document_root$fastcgi_script_name;
fastcgi_pass unix:/zserver/tmp/php-fpm.sock;
fastcgi_read_timeout 300;
}
error_page 404 /404.html;
error_page 500 502 503 504 /50x.html;
location = /50x.html {
root html;
}
location ~ /\.ht {
deny all;
}
}

Như vậy là đã cài đặt xong, bạn có thể login vào tool bằng link sau:
Try :http://lab4:8081/login.php
Login : admin/admin
 

3 Comments on Hướng dẫn cài đặt TestLink Test Management Tool
Categories: Tài liệu

System Administrator/ System Engineer là làm gì?

Tùy từng môi trường, tùy công ty, mà chức danh System Administrator (SA) hay System Engineer (SE) sẽ làm những công việc khác nhau, đảm nhiệm nhiều “chức năng” khác nhau, từ việc thay mực máy in, kéo dây điện thoại, chặn truy cập vào trang thiendia.com… cho tới vận hành 1 hệ thống siêu lớn, cung cấp hạ tầng Cloud, quản trị database…

Dạo 1 vòng các trang tuyển dụng, thì đại khái công việc của SA/SE như sau:
Cái này của chuyên hosting

– Quản trị hệ thống máy chủ Web Hosting, Database, Windows, Linux
– Quản trị hệ thống Cloud (VMWare, Xen, Parallels, Virtuozzo)
– Làm việc Backend hỗ trợ cho đội ngũ chăm sóc khách hàng
– Nghiên cứu ứng dụng công nghệ
– Theo dõi, phân tích và xử lý sự cố
– Viết tài liệu triển khai, lập lịch và bảo trì hệ thống

Của 1 công ty Singapore nào đó

– Provide operational and maintenance support for cyber security infrastructure components like SIEM, firewalls, Endpoint systems, intrusion prevention/detection systems, etc.
– Perform corrective actions or routine preventive maintenance tasks, e.g. evaluate, test, and apply critical patches to operating systems, applications, etc.
– Analyzing, correcting and troubleshooting from fault calls remotely and onsite.

Của 1 công ty chuyên về game nào đó

Quản trị vận hành hệ thống game.
Chịu trách nhiệm về khả năng bảo mật, backup, dự phòng của hệ thống.
Chịu trách nhiệm toàn bộ hạ tầng network, servers, ứng dụng cho toàn bộ hệ thống game.
Kết hợp với team sản phẩm design hệ thống game.
Đảm bảo security của hệ thống ở mức tối ưu nhất.

Vậy đề làm được SA/SE thì phải có những kỹ năng, yêu cầu gì?
🙂 Đón xem các bài viết tiếp theo nhé.

No Comments on System Administrator/ System Engineer là làm gì?
Categories: Chuyện nghề

Linux là cái gì?

Việc cần làm đầu tiên của 1 Linux system admin đọc được tiếng Anh và hiểu được Linux là gì?

Từ điện thoại, xe hơi, siêu máy tính cho đến đồ gia dụng, tất cả đều có mặt của hệ điều hành Linux.

Linux. It’s been around since the mid ‘90s, and has since reached a user-base that spans industries and continents. For those in the know, you understand that Linux is actually everywhere. It’s in your phones, in your cars, in your refrigerators, your Roku devices. It runs most of the Internet, the supercomputers making scientific breakthroughs, and the world\’s stock exchanges. But before Linux became the platform to run desktops, servers, and embedded systems across the globe, it was (and still is) one of the most reliable, secure, and worry-free operating systems available.

Vậy nó có giống như Windows XP, Windows 7, Windows 10, MacOS X hay không? Nó bao gồm những thành phần nào? Tại sao lại sử dụng nó?

Just like Windows XP, Windows 7, Windows 8, and Mac OS X, Linux is an operating system. An operating system is software that manages all of the hardware resources associated with your desktop or laptop. To put it simply – the operating system manages the communication between your software and your hardware.
This is the one question that most people ask. Why bother learning a completely different computing environment, when the operating system that ships with most desktops, laptops, and servers works just fine? To answer that question, I would pose another question. Does that operating system you’re currently using really work “just fine”? Or are you constantly battling viruses, malware, slow downs, crashes, costly repairs, and licensing fees?

Ubuntu, Fedora, Arch … khác nhau như thế nào? tại sao lại lắm chuyện khi đưa ra 1 đống “distro”như thế?

Linux has a number of different versions to suit nearly any type of user. From new users to hard-core users, you’ll find a “flavor” of Linux to match your needs. These versions are called distributions (or, in the short form, “distros.”) Nearly every distribution of Linux can be downloaded for free, burned onto disk (or USB thumb drive), and installed (on as many machines as you like).

Nên dùng RedHat hay Ubuntu cho server của bạn? Cái nào là miễn phí hoàn toàn, cái nào phải trả tiền để mua gói dịch vụ hỗ trợ?

Which distribution you use will depend upon the answer to three simple questions:

  • How skilled of a computer user are you?
  • Do you prefer a modern or a standard desktop interface?
  • Server or desktop?

Đọc tới đây là bắt đầu rối tinh rối mù rồi, nhưng vẫn phải quyết định “thử” 1 cái nào đó phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu như là 1 system admin hoặc muốn trở thành 1 thứ gì đó tương tự, thì hãy bắt đầu ngay và luôn. Hãy cài đặt nó 🙂

For most, the idea of installing an operating system might seem like a very daunting task. Believe it or not, Linux offers one of the easiest installations of all operating systems. In fact, most versions of Linux offer what is called a Live distribution – which means you run the operating system from either a CD/DVD or USB flash drive without making any changes to your hard drive. You get the full functionality without having to commit to the installation. Once you’ve tried it out, and decided you wanted to use it, you simply double-click the “Install” icon and walk through the simple installation wizard.

Tôi chọn Ubuntu 14.04 LTS cho laptop đang sử dụng và Centos, Ubuntu cho hệ thống máy chủ mình đang vận hành.
Tới đây thì chắc bạn cũng đang bận bịu với việc google cách cài đặt 1 hệ điều hành Linux như thế nào? hoặc là đang google dịch để hiểu bài viết trên nói gì, nhưng dù sao, thì cũng chào mừng các bạn đến 1 thế giới mới sau khi gõ “Linux là gì?”
 
 
 

No Comments on Linux là cái gì?
Tags:
Categories: Linh tinh